Tin nóng:
NHÀ VƯỜN XUÂN KHƯƠNG NGHỈ TẾT TỪ 08/02 ( 28 AL) VÀ BẮT ĐẦU LÀM VIỆC TRỞ LẠI TỪ 13/02/2024 ( Mùng 4 Tết) - CHÚC QUÝ KHÁCH CÙNG GIA ĐÌNH NĂM MỚI LUÔN MẠNH KHỎE VÀ HẠNH PHÚC !

Thứ sáu, 29/03/2024

Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Cam Quýt

Chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt, thúc cho các đợt ra lộc tập trung, để có thể hạn chế được phá hại của sâu.

1. SÂU VẼ BÙA: (Phyllocnistis citrella Stainton). Sâu đục dưới lớp biểu bì lá thành những dường ngoằn ngoèo. Sự phá hại của sâu làm cho lá co cúm, quăn queo, hạn chế quang hợp.Ngoài ra, các vết thương do sâu to nên trên lá, chồi tạo điều kiện cho bệnh loét phát triển.

* Biện pháp phòng trừ: chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt, thúc cho các đợt ra lộc tập trung, chóng thành thục có thể hạn chế được phá hại của sâu.

Dùng các loại thuốc nội hấp thư cymbush 8cc/bình 8 lít nước, Bi 58 nồng độ 0,1 %, Lannate 20g/bình 8 lít nước.

2. RẦY MỀM(Toxoptera sp): thường chích hút nhựa ở đầu ngọn làm chồi và lá non không phát triển được, co rúm lại, đồng thời phân của chúng thải ra tạo điều kiện cho nấm bồ hóng cộng sinh và phát triển. Rầy mềm còn là môi giới truyền bệnh Tristeza trên cây có múi.

* Phòng trị: Phun thuốc định kỳ các đợt lộc của cây như: Supracide 40EC (10-15 cc/bình 8 lít), Polytrin P 440EC (8-15cc/bình 8 lít).

 

3. RẦY CHỔNG CÁNH (diaphorina citri Kuwayama).

* Tác hại của rầy chổng cánh

– Là côn trùng truyền bệnh vàng lá greening trên cam quýt.

– Trực tiếp gây hại bằng cách chích hút trên đọt non,làm đọt non bị chết.

* Tập quán sinh song của rầy chổng cánh.

– Gây hại trên tất cả các cây trong họ cam quýt như:

+ Cam: cam mật, cam dây,…

+ Quýt: Quýt đường, quýt tiều,…

+ Bưởi: Bưởi năm roi, Bưởi long, bưởi da xanh,…

+ Chanh: chanh giấy, chanh tàu,…

+ Tắt

+ Các cây cảnh: Nguyệt quế, cần thăng, kim quýt, quất, phật thủ.

– Nguyệt quế là cây được rầy chổng cánh ưa thích nhất.

– Di chuyển từ nơi nầy đến nơi khác chủ yếu nhờ gió

– Bị hấp dẫn bởi màu vàng và vàng nâu.

– Xuất hiện nhiều vào lúc cây ra đọt non.

* Thiên địch của rầy chổng cánh

Rầy chổng cánh có thể bị hại bởi một so thiên địch ngoài tự nhiên như bọ rùa, ong ký sinh và nấm.

* Phòng trừ rầy chổng cánh

– Không nên trồng các cây kiểng họ cam quýt như nguỵêt qưới,cằn thăng,Kim quýt gần vườn cam quýt,nhất là vườn ươm sản xuất cây giống.

– Nếu có trồng các cây kiểng trên thì phải thường xuyên phun thuốc để trừ rầy nhất là đối với nguyệt quới.

– Trồng cây chắn gió boa chung quanh vườn để ngăn chặn rầy từ nơi khác bay đến, vành đai chắn gió có thể là các loại cây như: dương, bình linh lá.

– Cắt tỉa cành, điều khiển các đợt ra đọt non tập trung, để xịt thuốc trừ rầy.

– Thường xuyên thăm vườn để phát hiện ấu trùng và rầy trưởng thành để tiêu diệt kịp thời, nhất là những giai đoạn cây ra đọt non hoặc sau những cơn giông lớn.

– Nhổ bỏ những cây bị bệnh vàng lá trong vườn đem tiêu hủy đẻ loại trừ nguồn bệnh lây lan sang những cây khỏe. Trước khi hủy, xịt thuốc để loại trừ rầy chổng cánh bay sang các cây khác lân cận đó.

– Bảo vệ và tạo điều kiện cho các loài thiên địch phát triển bằng cách phun thuốc hợp lý.

– Phun thuốc:

+ Khi cây ra đọt non 1-2 cm.

+ Sau những cơn giông mạnh có thể đưa rầy từ nơi khác đến.

+ Phun tập trung vào các đợt đọt non.

+ Dùng các loại thuốc như:

Applaud 10wp            8g/bình 8 lít nước.
Applaud mipc            12g/bình 8 lít nước.
Trebon 10EC             8cc/bình 8 lít nước.
Bassa 50EC             16cc/bình 8 lít nước.

4. NHỆN ĐỎ: Cả ấu trùng và thành trùng đều rất nhỏ, màu nâu, vàng lợt hoặc trắng trong tùy loại, thường bu chích hút bên ngoài vỏ trái non khoảng 1-2 tháng tuổi, ít khi trái bị rụng nhưng thường làm cho vỏ trái sần sùi như cám, nên thường gọi là trái da cám, làm giảm giá trị thương phẩm.

* Phòng trị: phun các loại thuốc đặc trị nện đỏ như Bi 58,Danitol.

5. BỆNH LOÉT: (Canker) do vi khuẩn(Xanthomonas campestris pv.citri) gây hại. Banm đầu lá, trái cành đều bị nhiễm, dễ thấy nhất trên lá và trái. Vết bệnh lúc đầu nhỏ, sũng nước, màu xanh sậm, sau đó biến thành màu nâu nhạt, mọc nhô trên mặt lá hay vỏ trái, chung quanh vết bệnh trên lá có thể có quầng vàng.

* Biện pháp phòng trị: Cắt bỏ, tiêu hủy những cành, lá bệnh, vệ sinh nghiêm ngặt kể cả quần áo công nhân làm vườn.

– Phun các loại thuốc gốc đồng như Copperzinc,Kasuran BTN(1,5-2%), hoặc Zineb 80 BHN(1/500-1/800) ở giai đoạn cây chờ đâm tượt ra hoa và sau đó khi 2/3 hoa đã rụng cánh và tiếp tục phun định kỳ 2 tuần/lần cho đến khi trái chín.

-Xử lý hạt, mắt ghép trước bằng nước Javel hay nhiệt (nước: 5nóng:5 lạnh) trong 20 phút.

 

 

6. BỆNH VÀNG LÁ GREENING

Bệnh vàng lá greening do vi khuẩn gram âm tên là Liberobacter asiaticum (châu Á) sống trong mạch dẫn libe của cây, lây lan qua mắt ghép hoặc do rầy chổng cánh truyền qua.Vi khuẩn gây xáo trộn sinh lý, làm tắt nghẽn quá trình vận chuyển dinh dưỡng. Do đó làm thiệt hại đến năng suất, phẩm chất trái.

Bệnh mang tính hủy diệt vì không có tổ hợp gốc ghép-mắt ghép nào kháng được.

Triệu chứng

Có thể phát hiện các triệu chứng ở bất kỳ thời điểm nào trong năm (ở vùng châu Á)mặc dù cần khẳng định lại bằng các phương pháp trong phòng thí nghiệm.

Sau đây là tất cả các triệu chứng rất điển hình của bệnh: lá vàng lốm đốm là điển hình nhất của bệnh (chứa nhiều vi khuẩn) song các triệu chứng đi kèm như vàng lá gân xanh (thiếu kẽm), vàng lá thiếu Mangan cũng dể dàng tìm thấy. Cần lưu ý gân lá vẫn xanh, trong khi nếu lá vàng gân vàng thì lại điển hình hơn của bệnh do nấm Phytophthora.

Tác nhân:

Tác nhân gây bệnh: là vi khuẩn gram âm Liberobacter asaticum sống trong mạch dẫn libe của cây (không thể nuôi cấy trong phòng thí nghiệm được). Ngoài cây có múi, vi khuẩn nầy nhân mật số tốt trong cây dừa cạn (Catharanthus roscus) họ Aselepiadaceae và dây tơ hồng (Cuscuta spp) họ Convolvulaceae.

Trung gian truyền bệnh: Côn trùng truyền bệnh vàng lá Greening là rầy chổng cánh Diaphorina citri, Kuwayama hút và truyền vi khuẩn từ cây này sang cây khác.

Phòng trị

Không có thuốc trị bệnh mà chỉ có thể sử dụng tổng hợp nhiều biện pháp đồng bộ và có tính cách rộng rãi trong vùng mới có hiệu quả cao.

1. Loại bỏ cây đã nhiễm bệnh, cây ký chủ của rầy kể cả cây kiểng nguyệt quới, dây tơ hồng chung quanh gần vườn sau khi đã phun thuốc trừ rầy chổng cánh.

2. Trồng cây giống sạch bệnh, cách ly nguồn nhiễm bệnh, nên trồng thưa và có cây chắn gió bảo vệ trong và ngoài.

3. Sử dụng thuốc hóa học như Applaud 10BHN, Applaud MIPC 25% BTN,Bassa,Trebon,…Phun định kỳ bảo vệ các đợt lá non, nhất là vào mùa xuân, hay đầu mùa mưa, vì rầy luôn chọn các đọt non để đẻ trứng (nếu không sử dụng được biện pháp thiên địch một cách có hiệu quả).

 

7. BỆNH THỐI GỐC CHẢY NHỰA Do nấm Phytopthora sp gây ra. Lúc đầu bệnh làm vỏ của thân cây ở vùng gốc bị úng nước, thối nâu thành những vùng bất dạng, sau đó khô, nứt dọc, chảy mủ hôi. Cây bệnh ít rễ mảnh, rể ngắn, vỏ rễ thối rất dễ tuột, nhất là ở các rễ con, lá bị vàng. Nấm gây bệnh này cũng làm thối trái, nhất là trái ở gần mặt đất và thường thấy ở các vườn trồng dầy.

* Phòng trừ: Chọn gốc ghép chống chịu bệnh như cam ba lá, Cam chua,…đất trồng phải ráo, không tủ cỏ rác hay bồi bùn lấp gốc, tránh gây thương tích vùng gốc và rễ. Nên theo dõi phát hiện bệnh sớm, cạo sạch vùng bệnh, bôi dung dịch thuốc tím 1% hay bằng các loại thuốc như Captan 75 BTN, Aliette 80 BHN, Copper Zinc, Copper B,…Thu gom, rải vôi và chôn sâu các trái rụng do bệnh là biện pháp quan trọng để hạn chế sự lây lan.

Thu hoạch và bảo quản

Cam, quýt từ khi ra hoa đến thu hoạch khoảng 8-10 tháng, tùy theo giống, phương pháp nhân giống, tuổi cây, tình trạng sinh trưởng,…thời gian thu hoạch phải có nắng khô ráo, không nên thu trái sau mưa hoặc có mù sương nhiều vì trái dễ bị ẩm thối. Trái thu xong cần dể nơi thoáng mát, không nên tồn trữ quá 15 ngày sẽ giảm giá trị thương phẩm.

 

Tin Liên Quan

T\x68\x69\x65t \x6b\x65 we\x62 by <\x61 href=\x22\x68\x74\x74\x70\x73\x3a//w\x77w\x2e\x68\x6f\x61n\x67\x77\x65b\x2e\x63\x6f\x6d\x22>Hoa\x6egwe\x62