Tin nóng:
NHÀ VƯỜN XUÂN KHƯƠNG NGHỈ TẾT TỪ 08/02 ( 28 AL) VÀ BẮT ĐẦU LÀM VIỆC TRỞ LẠI TỪ 13/02/2024 ( Mùng 4 Tết) - CHÚC QUÝ KHÁCH CÙNG GIA ĐÌNH NĂM MỚI LUÔN MẠNH KHỎE VÀ HẠNH PHÚC !

Thứ sáu, 19/04/2024

Kỹ thuật trồng cây Phật Thủ

Cây Phật Thủ

 

Cây phật thủ là loại cây thân gỗ nhỏ, cao từ 2 đến 2,5 m, ra hoa kết quả quanh năm. Cây phật thủ được trồng để cho thu hoạch quả hoặc làm cây cảnh đặt ngoài vườn, hoặc trong nhà.

Phật thủ là giống cây bản địa của Trung Quốc và Nhật Bản, được trồng khá phổ biến ở Việt Nam.

Cây giống phật thủ thường có 2 loại: cây chiết và cây ghép. Cây ghép sống khỏe hơn, tuy nhiên cách chăm sóc cũng phức tạp, cầu kỳ hơn. Nếu không quả sẽ không được đẹp (các ngón xòe đều, đẹp) như từ cây chiết.

 

Hướng dẫn trồng cây phật thủ (loại cành chiết)

–          Khi mua về trồng hàng cách hàng 50cm, cây cách cây 40cm. Sau khi trồng lên 1 đợt lộc, khi cứng lộc mới bón nhẹ.

–          Sau 4 đến 5 tháng tuổi, cây cao khoảng 1m thì đánh chuyển trồng chính thức. Hàng cách hàng 4m, cây cách cây 3m. Sau khi trồng như vậy, cây ra 1 đợt lộc (tức rễ đang phát triển tốt), đợi khi cứng lộc mới được bón. Lưu ý: bón xa gốc (tức rễ phải ăn với).

–          Phun thuốc bảo vệ sâu bệnh:

  • Bệnh nhện đỏ: thuốc comite hoặc detect
  • Bệnh sâu vẽ bùa: thuốc tập kỳ
  • Bệnh dệp: thuốc sufation
  • Bệnh nấm: thuốc gi-đô-min hoặc thuốc man xanh

Các loại bệnh trên có thể search trên mạng để hiểu rõ hơn, không nhất thiết dùng đúng các thuốc ở trên, có thể dùng các loại thuốc khác có chức năng tương tự.

 

cây phật thủ 2

 

Hướng dẫn trồng cây phật thủ (loại cây ghép)

1.      Hướng dẫn cơ bản

–          Trồng chỗ cao, không bị ngập úng

–          Cây cách cây 5m

–          Bón 1 năm 2 lần chính, phân NPK Lâm Thao, 1 tháng 2 lần phân đầu trâu Bình Điền

2.      Phun thuốc bảo vệ sâu bệnh

–          Bệnh nhện đỏ: thuốc comite hoặc detect

–          Bệnh sâu vẽ bùa: thuốc tập kỳ

–          Bệnh dệp: thuốc sufation

–          Bệnh nấm: thuốc gi-đô-min hoặc thuốc man xanh

–          Kích ra hoa: thuốc kích phát tố ra hoa Thiên Nông (hoặc các loại có chức năng tương tự ở hiệu thuốc)

 

 

3.      Xử lý cho cây ra hoa và đậu quả

Trồng cây sau 1 năm thì xử lý cho cây ra hoa (lưu ý: năm đầu tiên quả chưa được to; từ năm thứ 2 quả sẽ to và đều hơn)

–          Từ tháng 3 âm lịch, dùng dao con tiện vào thân cây 1 vòng tròn như tiện mía. Sau 10 ngày tiện lại lần 2.

–          Bón thêm mỗi gốc cây từ 1 đến 2 lạng KaLy (hoặc hòa KaLy vào nước tưới vào gốc cây)

–          Đầu tháng 4 âm lịch, phun thuốc kích ra hoa từ 1 đến 2 lần thì sau 1 tháng cây sẽ ra hoa và đậu quả thì được quả chín vào thời điểm tết.

Từ năm sau trở đi không cần tiện thân cây, chỉ bón KaLi vào thời điểm tháng 3 âm và phun thuốc kích ra hoa là được.

 

 

 

 

Chúc bà con thu hoạch đạt năng xuất và chất lượng cao !

NHÀ VƯỜN XUÂN KHƯƠNG – HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP
ĐC: Đường đối diện UBND Thị Trấn Trâu Quỳ – Gia Lâm – Hà Nội

 

 

Tin Liên Quan

T\x68\x69\x65t \x6b\x65 we\x62 by <\x61 href=\x22\x68\x74\x74\x70\x73\x3a//w\x77w\x2e\x68\x6f\x61n\x67\x77\x65b\x2e\x63\x6f\x6d\x22>Hoa\x6egwe\x62