1 Nhân giống: Cây mận được nhân giống bằng hạt, ghép, chiết cành và bằng chồi rễ. Chọn giống ở những cây sinh trưởng khoẻ, nhiều quả với chất lượng cao thơm ngọt, được ưa thích và hàng năm cho năng suất cao ổn định. Khi quả đúng độ chín thì thu hái và để cho thịt quả rữa nát, thu lấy hạt rửa sạch, hong khô nơi râm mát. Có thể đem gieo ngay hoặc bảo quản trong cát sạch ẩm để gieo vào vụ xuân năm sau.
a – Gieo ươm hạt: Có thể gieo vào luống để ươm, song tốt hơn là gieo vào túi bầu nilông. Túi có kích thước 17 x 22 cm. Ở gần đáy túi đục 8 — 10 lỗ nhỏ để khi tưới hoặc mưa dễ thoát nước, Mỗi bầu chứa 1,5kg đất mặn (sạch tạp chất; tơi xốp) + 0,2 kg phân chuồng hoai mục + 8g super lân. Căn cứ vào tỷ lệ trên và số lượng bầu cần làm để chuẩn bị đất, phân; trộn đều và cho vào túi, lắc vừa phải cho đất bám sát và căng đầy túi. Xếp các tầng túi bầu thành luống dài, bề ngang luống 1 – 2m, luống cách nhau 40 — 45cm để đi lại chăm sóc thuận tiện. Nên chọn nơi cao, kín gió, gần nguồn nước tưới để xếp các túi bầu. Trước khi gieo cần xử lý hạt, nếu hạt báo quản khộ. Ngâm hạt vào nước 4 — 5 ngày và thay nước mỗi ngày, nếu hạt đã giữ trong cát ẩm thì gieo ngay. Mỗi túi bầu gieo 1 hạt, lấp 1 lóp đất bột mỏng 2 – 3cm, tưới đẫm, nếu nắng hạn cần tưới hàng ngày. Hạt sẽ mọc sau 20 – 30 ngày, sau một tháng nên tưới nước phân pha loãng. Khi cây con cao 60 – 70cm thì đem trồng.
b – Ghép mận: Ghép trên mơ, mận và cả đào. Ghép trên cây đào mận mọc nhanh và sớm có quả. Có thể trồng trên đất cát pha, nhưng tuổi thọ ngắn, không chịu được đất trũng và thịt nặng. Cách gieo hạt làm gốc ghép như cách gieo hạt mận để trồng, đã trình bày ở phần trên. Cây gốc ghép 6-8 tháng cao 35 – 40cm đường kính gốc 0,6 – 0,8cm là ghép được. Cây ghép chịu nóng tốt hơn và có năng suất cao hơn cây chiết. Thời vụ ghép: các tháng 4 – 5 và 7 – 8: Cành ghép lấy ở cây mận giống tốt, phẩm vị thơm ngọt, năng suất cao và ổn định, cắt những cành một tuổi, vỏ đang chuyển từ xanh sang nâu (bánh tẻ), đường kính gốc cành là 0,5 – 0,8cm, thẳng không có cành phụ. Cắt cành xong phải ghép ngay, nếu chuyển đi xa cần bó trong bẹ chuối hoặc túi nilông để giữ cho cành tươi vài ba ngày. Thường chúng ta có ba phương pháp ghép mận:
– Ghép chữ T: Từ cành ghép nói trên, dùng dao cắt mắt ghép ở nách lá (mầm ngủ). Trên thân cây gốc ghép, cách gốc 20 – 25cm, rạch 2 đường trên vỏ hình chữ T, tách vỏ và nhanh chóng đặt, đẩy mắt ghép vào rồi buộc bằng dây nilông cho chặt.
– Ghép mắt nhỏ có gỗ: Từ cành ghép, cắt mắt ghép với 1 phần gỗ bằng nửa hạt đỗ xanh. Trên thân cây gốc ghép cách gốc 20 – 25cm, cắt 1 vết cả vỏ và gỗ vừa bằng mắt ghép nói trên rồi đặt vào đó mắt ghép và dùng dây niỉộng quấn chặt. Ghú ý: kích cõ mắt ghép và vết cắt trên gốc ghép càng khít nhau thì khả năng sống của mắt ghép càng đảm bảo.
– Ghép áp ngọn cành: Chọn cành ghép có đường kính bằng thân cây gốc ghép; cắt cành ghép thành các đoạn có độ dài 5- 6cm gồm 2 – 3 mắt. Cắt vát độ dài 2 – 3cm và ở phần gốc ghép cách mặt đất 15 – 20cm cũng cắt vát 1 phần vỏ và gỗ, vẫn giữ lại phần ngọn cây gốc ghép, áp sát cành ghép vào đó rồi dùng dây nilông quấn chặt. Sau khi ghép được 10-15 ngày kiểm tra, nếu mắt ghép sống thì mở dây buộc và sau đó 3-5 ngày, cắt ngọn gốc ghép ở đoạn cắt ghẻp nảy mầm. Sau đó 15 – 20 ngày mầm ghép sẽ mọc và khi cao 30cm thì bấm ngọn, chuẩn bị tạo tán cây con. Khi cây con đạt tiêu chuẩn đem trồng.
c – Chiết cành: Chọn cây giống tốt cho năng suất cao ổn định, có phẩm chất tốt, chăm sóc đầy đủ, chọn các cành ở bìa tán, cấp 3 – 4, đường kính gốc cành 0,8cm; dài 50 — 60cm, có 6— 8 tháng tuổi, không sâu bệnh. Chọn ngày khô mát, dùng dao sắc cắt khoanh vỏ, cạo sạch tượng tầng, tiến hành bó bầu ngay. Trước khi bó bầu nên bôi dung dịch -NAA hoặc IMA pha thật loãng 0,2 – 0,4%, dùng bông nhúng vào dung dịch rồi bôi vào vết cắt khoanh vỏ để mận ra rễ. Nguyên liệu bầu: đất vườn, đất bùn ao phơi khô, đập vụn trộn vỏi mùn cưa, trấu bổi, rơm rạ băm nhỏ, rễ bèo tây… Cứ 2/3 đất trộn với 1/3 các vật liệu nói trên, cho nước đủ ẩm (70%). Bầu chiết có trọng lượng 150— 300g, đường kính chỗ phình to 6 – 8cm, bầu dài lơ – 12cm. Bọc bầu chiết nilông trong mờ để có thể nhìn thấy rễ phát triển. Sau 1,5 – 2 tháng, nếu thấy có nhiều rễ thì có thể cắt cành đem giâm ở vườn ươm, chăm sóc 2-3 tháng cho cây phát triển rồi đem trồng. Mận nên chiết vào tháng 7 — 8 hoặc tháng 2- 3. Bấm rễ lấy chồi: Cách này cũng dễ thực hiện, nhưng từ một cây giống chỉ lấy được một số ít chồi. Dùng dao cắt đứt một số rễ to (bằng chiếc đũa), cách gốc 60 – 80cm, bật đầu rễ đã cắt rời lên khỏi mặt đất. Sau vài tuần, chồi sẽ nẩy và mọc thành cây còn, lúc này cần bón phân và lấp đất để mầm để mọc tự do thành cây con. Khi mầm cao 20 – 25cm thì bứng kèm theo 1 đoạn rễ của cây mẹ và giâm vào sọt tre, đường kính 15 – 18cm, chèn chặt đất màu vào sọt và đặt sọt vào nơi có giàn che, chăm sóc, tưới nước đủ ẩm hàng ngày, mỗi tuần tưới một lần nước phân pha loãng. Cây cao 80 – 90cm thì đem trồng.
a – Trồng mận: Chọn đất phù hợp cho cây mận, độ mùn từ 2,0 – 2,5% trở lên, có tầng dầy trên 50cm, tơi xốp có khả năng giữ ẩm tốt, nhưng dễ thoát nước.. Chú ý: Nên bố trí khoảng 10% số cây mận khác giống, trồng rải rác trên vưòn để tăng khả năng thụ phấn cho mận, tăng năng suất quả. . Hố trồng được đào với kích cỡ 60 x 60 x 60cm hoặc 50 x 60 x 70cm, hố cách hố 44m, mật độ 625 cấy/ha! Sau khi đào hố, bón lót mỗi hố 20 – 25kg phân chuồng hoai, 200g phân lân nung chảy, 100g sufat kali và 300g vôi bột. Tất cả trộn kỹ với đất mặt và lấp đầy hố, để 1 tháng sau mới trồng. Thời vụ trồng mận vào tháng 2-4 trước khi nẩy lộc xuân và tháng 11-12 sau khi rụng lá. Khi trồng, bới ở giữa hố, mỗi hố một hốc vừa bằng bầu của cây mận con, với độ sâu vừa đủ, mặt bầu ngang mặt đất. Sau khi đặt cây vào hố, nén chặt đất xung quanh và tưới đẫm nước, dùng cỏ rác khô tủ xung quanh gốc cây. Trong tháng đầu, nếu trời khô hanh thì cần tưới hàng ngày. Thường xuyên diệt cỏ dại và xới xáo xung quanh gốc cây. Mùa mưa cần có biện pháp chống ngập úng cho vườn mận, nhất là sau các trận mưa to liên tục. Mùa khô, lạnh cần xới xáo, ủ gốc giữ ẩm cho mận. Chú ý: Cắt bỏ sớm các chồi dại mọc từ phần câỵ gốc ghép (vì các chọi này thường mọc khoẻ và nhanh hơn phần mận ghép ở trên), để tập trung dinh dưỡng cho mầm ghép sinh trưởng, phát triển. Khi cây cao 1 – l,2m thì bấm ngọn, tạo ra 4— 5 cành mọc xoè ra bốn phía để thành các cành cơ bản. Năm sau lại bấm ngọn các cành đó để tạo các cành thứ cấp. Cô gắng tạo bộ khung tán tròn đều.
b – Chăm sóc: Cây mận dưới 4 năm tuổi mỗi năm bón một lần vào đầu năm cho một cây như sau: 15kg phân hữu cơ; 0,4kg supe lân; 0,3kg clorua kali; 0,5kg urê, riêng lượng đạm chia đôi bón vào đầu và giữa năm. Đối với vườn mận từ 4 — 10 năm thì mỗi năm bón 3 lần: tháng 2 – 3, 6 — 7 và tháng 11-12. Lượng phân bón cho mỗi cây như sau: . Đầu năm: 0,4kg urê + 0,2kg Cloruakali để cây nuôi lộc, hoa và quả. Giữa năm: 0,4kg urê + 0,25kg clorua kali để cây hồi sức sau thu hoạch quả. Cuối năm: 20 – 30kg phân chuồng; 0,7kg supe lân và 0, 15kg clorua kali giúp cây chuẩn bị ra hoa. Đối với mận hơn 10 tuổi thì mỗi năm cũng bón 3 lần với lượng phân tăng lên gấp rưỡi hoặc gấp đôi tuỳ thực trạng của vườn mận.
Cây mận thường bị các loại sâu bệnh hại như sâu cánh cứng ăn lá, sậu đục cành, rệp sáp, rệp muội, nhện, bọ xít, sâu non bộ cánh vẩy hại đọt non và bệnh phấn trắng, bệnh chảy nhựa. Mùa xuân khi cây mận ra hoa và lộc xuân, thường phát sinh rệp muội sâu ăn đọt non và bệnh phấn trắng. Mùa hè, thu chủ yếu có sâu ăn lá, rệp sáp, nhện, bọ xít và bệnh chảy nhựa.. Việc chăm sóc, bón phân, vệ sinh vườn, quét vôi gốc… có tác dụng rất nhiều trong việc hạn chế tác hại của sâu bệnh cho vườn mận. Đối với những loài côn trùng có thể dùng các thuốc như selecron 500ND pha 0,1%, trebon 10EC pha 0,5-1%, riêng đối vói nhện nên dùng ortus 5SC pha 0,1%, với rệp sáp phun supracid 20ECpha0,l% Đối với bệnh: phun Tilt super 300ND pha 0,1%. Riêng đối với chảy nhựa, cần cạo vỏ và phun Aliette80WP pha 0,30% hoặc quét Boócđô đặc 10% lên vết bệnh.
4 Thu hái, bảo quản: Trường hợp tiêu thụ để ăn quả chín hoặc để chế biến rượu thì đợi quả chín hẳn mới thu hái. Nếu để tiêu thụ xa, cần vận chuyển thì thu hái quả khi còn ương, độ già khoảng 70 – 90% tức là trước khi quả chín 7 — 10 ngày. Mận có thể sấy khô hoặc làm sirô. Khi thu hái cần thao tác nhẹ nhàng, không làm quả giập nát, xây xát vì thịt quả nhiều dinh dưỡng, hàm lượng đường cao rất thuận lợi cho các vi sinh vật xâm nhiễm gây thối. Quả thu hái cần đặt vào sọt có lót các vật liệu mềm và khô để vận chuyển. Bảo quản quả mận ở nơi khô, mát và thoáng. Nên xếp các sọt trên giàn và tránh đổ thành đống, nhất là khi có nhiệt độ và ẩm độ không khí cao.
Nhà vườn Xuân Khương là đơn vị cung cấp cây giống uy tín tại Hà Nội, chúng tôi sản xuất và nhập khẩu để cung.cấp cây cho bà con trồng. Chúng tôi luôn cam kết bảo hành về giống và đồng hành cùng bà con trong suốt quá trình trồng và chăm sóc cây. Ngoài ra nhà vườn chúng tôi còn có nhiều giống cây độc lạ quý hiếm khác, xin mời quý khách cùng xem cây độc lạ tại đây.
Khách hàng có nhu cầu mua cây giống xin mời liên hệ với chúng tôi: Hướng dẫn mua hàng
Chúc bà con thu hoạch đạt năng xuất và chất lượng cao !
NHÀ VƯỜN XUÂN KHƯƠNG – HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP
ĐC: Đường đối diện UBND Thị Trấn Trâu Quỳ – Gia Lâm – Hà Nội