- Đặc điểm sinh thái:
Tre Bát độ là cây nhiệt đới, sinh trưởng thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ trung bình 18-280C, lượng mưa 1.400 mm trở lên, số giờ nắng 1.300-1.600 giờ/năm. Những nơi có lượng mưa, số giờ nắng cao hơn thì càng tốt.
Tre Bát độ thích hợp trên nhiều loại đất khác nhau, là cây ưa ẩm nhưng không chịu được úng ngập quá lâu. Cây có khả năng chịu hạn tốt, có thể trồng được ở đồi dốc cho tới độ cao 500 m so với mặt nước biển. Sau khi trồng 2 năm thì có thể khai thác măng. Năng suất măng thâm canh cao nhất đạt 90-135 tấn/ ha; thời gian cho khai thác măng 15-20 năm.
- Kỹ thuật trồng cây tre bát độ
2.1. Nhân giống tre Bát độ bằng phương pháp chiết cành.
– Chọn cây mẹ: Là những cây sinh trưởng tốt, có tuổi từ 1,5 đến 2 tuổi, không bị sâu bệnh. Cành chiết là những cành bánh tẻ không già quá, hoặc không non quá.
– Tiến hành chiết: Bóc bẹ, vệ sinh đùi gà phần sát thân cây mẹ, cắt bỏ phần ngọn cành chiết để lại chiều dài khoảng 25-30 cm. Dùng cưa tay cưa tách phần đùi gà 1/3 từ trên xuống và 1/3 ở dưới sát thân cây mẹ, chỉ để lại một phần nhỏ để giữ bầu và cành chiết.
Dùng hỗn hợp bùn + rơm trộn lẫn bó quanh gốc cành chiết sau đó dung nilon quấn kín, buộc chặt, sau 1 tuần kiểm tra bầu bó nếu khô phải tưới giữ ẩm. Trong thời gian 30 ngày sau khi bó bầu, lúc đó rễ đã ra nhiều, kiểm tra thấy mầu rễ thâm vàng thì lấy cành xuống giâm ở vườn ươm, thời gian ươm khoảng 25-30 ngày. Khi giâm tháo bỏ nilon quanh bầu ròi cho vào túi bầu có đường kính 20 cm, cao 30 cm, cho đất lấp kín bầu chiết rồi chuyển ra vườn ươm (đất làm bầu phải được trộn với phân chuống hoai mục, tơi xốp). Hàng ngày tưới phun giữ ẩm không để cho bầu khô hoặc ướt quá, không để nắng và gió trự tiếp vào luống giâm cành chiết. Sau khi giâm 30 ngày, trồi mới đã toản lá, sinh trưởng tốt thì đủ tiêu chuẩn đem trồng.
2.2. Thời vụ, khoảng cách mật độ trồng.
– Thời vụ: Tre Bát độ được trồng từ tháng 1 đến tháng 3 hàng năm, khi cây tre đang trong thời kỳ ngủ nghỉ, tốt nhất là tháng 01 (trước Tết Nguyên đán).
– Mật độ trồng: 1.111 cây/ha, cây cách cây 3m, hàng cách hàng 3m.
2.3. Kỹ thuật trồng, chăm sóc.
– Đào hố, bón lót: Kích thước hố đào sâu 40 cm, rộng 70 cm; khi đào để lớp đất mặt sang một bên, lớp đất đáy để sang một bên. Trộn 15-20 kg phân chuồng hoai mục (Không dùng phân chuồng tươi) + 0,1 kg Supe lân/ hố, đảo đều với lớp đất mặt cho xuống hố trước khi trồng 10-15 ngày.
– Phương pháp trồng: Tiến hành hồ rễ cây giống bằng bùn ao loãng, cuốc một hố đủ để bầu cây ở giữa hố trồng và đặt cây xuống (Bầu cây nằm trọn trong hố), thân cây nghiêng một góc 600, dùng tay lèn chặt đất để rễ cây tiếp xúc với đất mới. Tiếp theo dùng cuốc vun đất quanh gốc, phủ cỏ, rác để giữ ẩm. Cần tưới đủ ẩm cho cây ngay sau khi trồng đến 3 tháng đầu.
– Chăm sóc và bón thúc: Hàng năm tiến hành làm cỏ, xới đất quanh gốc cho tơi xốp 2 lần vào vụ Xuân tháng 2,3 và vụ thu tháng 8,9; dùng đất, mùn hữu cơ phủ gốc tre dày 20-30 cm. Khi cây ra măng năm thứ nhất để 2-4 chồi măng, năm thứ 2 để lại không quá 8 chồi măng làm cây mẹ; chặt tỉa bỏ những cành ở tầm cao 2,5m trở xuống, chặt bỏ những chồi khí sinh quanh gốc, dọn vệ sinh bụi tre để phòng chống sâu bệnh, không làm tổn thương đến măng hiện có, măng sẽ dễ nhiễm bệnh.
Phân bón: Phân chuồng hoai mục nên bón vào vụ Thu Đông, lượng bón 22-35 tấn/ ha; có thể bón bùn ao. Các loại phân hiệu quả nhanh như NPK tổng hợp, Ure, lân, Kali,… Nên bón vào mùa Xuân, kết hợp làm cỏ, xới đất; lượng bón: Ure: 0,1-0,4kg; Supe Lân: 0,3-1,0kg; Kali:0,1-0,2 kg/ gốc, tùy vào độ tuổi và sản lượng măng khai thác hàng năm để bón cho phù hợp.
– Bảo vệ và phòng trừ sâu bệnh: Không được thả trâu, bò vào vườn tre; Tre Bát độ ít sâu bệnh, thường mắc bệnh thối măng và sâu vòi voi hại măng.
+ Phòng trừ bệnh thối măng: Có thể dùng các thuốc có hoạt chất Carbendazim để phun.
+ Phòng trừ sâu vòi voi: Sâu trưởng thành đẻ trứng và hoạt động mạnh vào thời gian sáng 9-12 giờ, chiều từ 4 giờ đến tối, tiến hành bắt tiêu diệt; có thể dùng các thuốc có hoạt chât Dinotefuran để phun.
- Thu hoạch và thay cây mẹ.
3.1. Thu hoạch.
Tre Bát độ có thể thu hoạch từ năm thứ 3 sau trồng, thời gian thu hoạch trong năm từ tháng 5 đến tháng 11. Chồi măng khi chưa ra khỏi mặt đất, vỏ mỏng có mầu vàng nâu, thịt măng ngon và chất lượng tốt nhất. Khi chồi măng mọc lên khỏi mặt đất, vỏ măng chuyển sang mầu xanh lục, thịt măng dần hóa gỗ, chất lượng giảm. Vì vậy, phải lấp đất hoặc mùn hữu cơ phủ gốc từ 15-30 cm, có thể phủ cao hơn nữa không để măng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Khi chồi măng nhú lên khỏi mặt đất phủ thì tiến hành thu hoạch. Tốt nhất là thu hoạch măng vào buổi sáng, dung cuốc bới đất xung quanh chồi măng, dùng dao cắt măng lấy ra khỏi gốc cây mẹ. Chú ý không làm tổn thương gốc cây mẹ, Lấy măng xong phải phủ đất lên gốc khóm măng như cũ.
3.2. Để cây con thay thế cây mẹ.
Tre Bát độ tiến hành thay thế cây mẹ sau khi thu hoạch theo chu kỳ 4 năm một lần. Do vậy năm thứ 6 sau trồng để lại 4,5 cây măng to khỏe phân đều các hướng ngoài bụi tre để lại làm cây mẹ, các chồi măng khác thu hoạch hết, đến mùa đông tiến hành đào bỏ 4-5 cây tre mẹ cũ, mỗi gốc để lại 4 cây mẹ cũ và 4-5 cây mẹ mới. Như vậy mỗi bụi tre chỉ để lại 7-8 cây làm mẹ, cứ như thế cách 4 năm lại đào bỏ đi 4-5 cây tre mẹ già để lại 4-5 cây măng mới. Như vậy năm nào cũng có măng thu hoạch, 4 năm sau mới phải đào bỏ gốc tre mẹ già 1 lần./.
Nhà vườn Xuân Khương là đơn vị cung cấp cây giống uy tín tại Hà Nội, chúng tôi nhập khẩu và sản xuất để cung.cấp cây cho bà con trồng. Chúng tôi luôn cam kết bảo hành về giống và đồng hành cùng bà con trong suốt quá trình trồng và chăm sóc cây. Ngoài ra nhà vườn chúng tôi còn có nhiều giống cây độc lạ quý hiếm khác, xin mời quý khách cùng xem cây độc lạ tại đây.
Khách hàng có nhu cầu mua cây giống xin mời liên hệ với chúng tôi: Hướng dẫn mua hàng
Chúc bà con thu hoạch đạt năng xuất và chất lượng cao !
NHÀ VƯỜN XUÂN KHƯƠNG – HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP
ĐC: Đường đối diện UBND Thị Trấn Trâu Quỳ – Gia Lâm – Hà Nội