I. Thời vụ và đất trồng.
Cây Măng Tây sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ từ 15 đến 30°C, do đó có thể trồng vào 2 thời vụ. Gieo cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 để trồng tháng 2, tháng 3 và gieo cuối tháng 2 đến tháng 4 để trồng từ tháng 4 đến tháng 6 dương lịch.
Chọn các loại đất phù sa, đất đỏ, đất xám, thịt nhẹ có pha cát; đất có độ tơi xốp cao , giàu mùn, giàu chất hữu cơ; thế đất cao ráo, dễ thoát nước; có tầng canh tác dày từ 30 – 40 cm. độ ẩm đất trung bình từ 65 – 70%, độ pH từ 6,6 – 7,0, không bị phèn chua, không bị ngập úng trong mùa mưa, chủ động tưới nước trong mùa nắng. đất được cày bừa kỹ, phơi ải, nhặt sạch cỏ dại, xử lý nấm bệnh và tuyến trùng, san cho bằng phẳng. Lên liếp rộng 100 – 120 cm, cao 20 – 25cm.
II. Bón phân và chăm sóc:
– Bón phân
Lượng phân bón cho 1ha đất trồng cây Măng tay xanh cụ thể như sau:
*Bón lót:
Ngay từ đầu khi trồng cây, cần bón lót với lượng phân hữu cơ sinh học Better HG01: 10 tấn + 50 kg Better NPK 16-12-8-11+TE trộn đều.
* Bón thúc:
Sau khi trồng 15 ngày: Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây nhỏ, cây già và cây bị sâu bệnh. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc 100 kg Better NPK 16-16-16-9+TE.
Sau khi trồng 90 ngày (3 tháng): Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm/cây để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc 100 kg Better NPK 16-12-8-11+TE.
Tuỳ theo độ cao và độ lớn của cây, cần giăng thêm hoặc nâng dần hàng đôi dây cước nilon (kẹp cây Măng vào giữa đôi dây)lên các độ cao khoảng 75cm, 90cm, 100cm để chống đổ ngả cây.
Sau khi trồng 105 ngày: Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc 10 tấn phân hữu cơ sinh học Better HG01 + 100 kg Better NPK 16-16-16-9+TE.
Sau khi trồng 120 ngày (4 tháng): Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc 100 kg NPK 16-12-8-11+TE
Sau khi trồng 135 ngày (>4,5 tháng): Chăm sóc đúng kỹ thuật và đủ dinh dưỡng, từ giai đoạn này cây sẽ bắt đầu trổ măng. Đón đầu lứa măng tơ này,khi quan sát thấy cây mẹ phát triển tốt, đường kính thân cây đạt >10-12mm (lớn hơn điếu thuốc lá) + lá chuyển sang màu xanh đậm thì chọn giữ lại 2-3 cây mẹ khỏe mạnh,tiến hành cắt hạ bớt ngọn cây măng ở độ cao 1,20m để kích thích việc trổ măng, kết hợp dưỡng cành lá thật sum suê để lấy ánh nắng quang hợp nuôi dưỡng cây măng, rồi tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây, làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc 100 kg Better NPK 16-12-8-11+TE.
– Tưới, tiêu thoát nước:
Măng tây xanh là cây cho thu hoạch chồi măng non mỗi ngày để làm thực phẩm rau ăn cao cấp, vì thế rất cần được cung cấp đều đặn, đầy đủ nước tưới hàng ngày ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng. Bên cạnh phân bón, nước tưới là một yếu tố quyết định cho năng suất măng nhiều hay ít. Nếu đất nặng thì số lần tưới ít, nếu đất nhẹ thì cần tưới thường xuyên hơn. Mùa nắng phải tưới thường xuyên mỗi ngày, giữ đều độ ẩm của đất khoảng 65-70% để có măng ngọt, mềm với năng suất, chất lượng cao. Mùa mưa phải chú ý tiêu thoát nước cho thật tốt, tuyệt đối không được để úng ngập quá 24 giờ, sẽ làm đầu chồi măng biến dạng cong vẹo, gốc rễ cây măng và chồi măng phát bệnh, hư thối, cây sẽ không cho măng hoặc măng bị giảm chất lượng đáng kể không thể thu hoạch được.
– Làm cỏ:
Trồng măng trên diện tích lớn, làm cỏ bằng tay tốn nhiều công sức và mất nhiều thời gian. Cần chủ động tính trước việc làm cỏ từ khi chuẩn bị đất trồng,để có thể sử dụng máy làm cỏ kết hợp xới xáo đất và bón phân về sau:
– Ngay từ khi chuẩn bị đất trồng, cần làm và xử lý cỏ thật kỹ, kết hợp phun thuốc diệt cỏ và phòng ngừa sâu bệnh.
– Khi chuẩn bị liếp trồng, cần căng dây lấy mực để xẻ rãnh, lên liếp, trồng cây cho thẳng hàng cách nhau 100cm (mặt liếp trồng) và 20cm (mặt rãnh thoát nước). Biện pháp này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc làm cỏ bằng máy làm cỏ kết hợp xới xáo đất, đồng thời tạo đường đi thuận lợi để bón phân, chăm sóc cây và vận chuyển măng thu hoạch sau này.
– Sau khi trồng, trước mỗi định kỳ bón phân 15 ngày/lần, cần phải làm cỏ thường xuyên, liên tục, dứt điểm từ khi cỏ còn non, không để cỏ già rơi hạt tái sinh lớp cỏ con cháu + Không dùng rơm, trấu chưa xử lý mầm bệnh (bằng sulfat đồng hoặc nước vôi) để phủ gốc thay việc làm cỏ + Không dùng bạt nilon phủ gốc để khử cỏ, vô tình ngăn cản sự quang hợp ánh nắng làm hỏng bộ rễ chùm và ngăn cản sự phát triển của các chồi măng non.Sau khi bón phân, cần lấy lớp đất trên mặt liếp bổ sung vào gốc cây măng; cách làm này cũng giúp ích rất nhiều cho việc kiểm tra và hạn chế cỏ dại.
– Cũng có thể cẩn thận dùng thuốc diệt cỏ trong giai đoạn tạm ngưng thu hoạch măng chờ thay cây mẹ. Chú ý sử dụng thuốc diệt cỏ đúng hướng dẫn (theo nguyên tắc “4 đúng”), không để thuốc ảnh hưởng làm mất sức cây măng, đồng thời phải bảo đảm thời gian cách ly đúng quy định bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
– Cắm cọc, giăng dây chống đổ ngả cây:
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây măng sẽ cao lớn, tăng dần số lượng thân cây trên một bụi và bung tàn rất rộng. Lứa thân cây thời gian sau sẽ to hơn lứa thân cây thời gian trước, rất dễ làm đổ ngả cây trồng. Để giúp cây măng đứng thẳng, cần phải giăng dây chống đổ ngả cây. Cách làm: Trên cùng hàng cây trồng, chen giữa các cây măng, tiến hành cắm các cọc tre đường kính khoảng 5cm, cao khoảng 120cm, cách nhau 3-4m. Dùng dây cước nilon chắc chắn giăng thành hàng đôi (kẹp cây măng ở giữa), cách mặt liếp ở độ cao 50cm; rồi giăng thêm dây hoặc nâng dần đôi dây lên cao khoảng 75cm, 90cm, 100cm tuỳ theo độ cao lớn của cây để giữ cây luôn đứng thẳng.
– Cắt hạ bớt ngọn cây để kích thích việc trổ măng:
Như trên đã nói, ở thời điểm sau khi trồng 135 ngày (4,5 tháng), khi quan sát thấy đường kính gốc thân cây mẹ đạt >10-12mm (lớn hơn điếu thuốc lá) + lá cây mẹ chuyển sang màu xanh đậm là dấu hiệu cho thấy cây sắp đến thời kỳ cho măng thu hoạch. Để cây măng tây phát triển nhanh và nhiều chồi măng, cần tiến hành cắt hạ bớt ngọn cây măng ở độ cao 1,20m, để giúp cây mẹ phì to gốc và làm tăng thêm đáng kể lượng cành lá quang hợp cho cây, kích thích mạnh việc trổ măng, đồng thời giúp cây tăng năng suất, chất lượng măng lứa sau nhiều hơn, cao hơn lứa trước.
– Chụp nón trên đầu chồi măng để bảo vệ các lá đài:
Phần ngọn khoảng 10cm trên đầu các chồi măng non có phân bố các lá đài rất mẫn cảm với nước và đất, cát. Nước mưa, nước tưới hoặc đất, cát nếu lọt vào ứ đọng bên trong các lá đài sẽ làm hư thối các lá đài, làm hỏng chồi măng hoặc làm giảm chất lượng, mất giá trị thương phẩm của măng.
Khi các chồi măng xuất hiện trên ruộng trồng cao khoảng 5-6cm, cần tạo ra các mũ chụp hình chóp nón cao khoảng 6-8cm bằng nhựa để chụp nón trên đầu các chồi măng để bảo vệ các lá đài, làm hạn chế sự phát triển của các lá đài đồng thời kềm hãm sự già hóa của chồi măng, giúp tạo ra các chồi măng đẹp ngọn, có giá trị thương phẩm cao hơn.
IV. Phòng trừ sâu bệnh:
Nếu chọn và xử lý đất tốt trước khi trồng, chăm sóc bón phân đúng kỹ thuật thì măng tây rất ít sâu bệnh hại. Tuy nhiên, cần chú ý phòng trị kịp thời một số đối tượng dịch hại như sâu ăn lá, bọ trĩ, rệp…, các bệnh thán thư, mốc sương, phấn trắng, thối rễ, đốm lá, thối măng… vào mùa mưa măng tây rất dễ bị 1 số bệnh hại như thán thư, mốc sương, phấn trắng, thối rễ, đốm lá, thối măng… Nên ưu tiên sử dụng các loại thuốc trừ sâu có nguồn gốc thảo mộc và vi sinh nhằm đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm khi thu hoạch.
V. Thu hoạch và phân loại măng:
– Thu hoạch măng:
Việc thu hoạch sản phẩm măng tây xanh khá đơn giản. Người trồng có thể tận dụng lao động nhàn rỗi, lao động nữ và lao động lớn tuổi để thu hoạch và sơ chế sản phẩm, giao hàng theo các điều kiện hợp đồng với đơn vị thu mua.
Khi các chồi măng nhú lên cao khỏi mặt đất khoảng 25cm-30cm là lúc cần phải thu hoạch ngay để có được sản phẩm măng chất lượng cao. Sau khi thu hoạch, không nên để măng tây xanh tiếp xúc với ánh nắng làm cho chồi măng nhanh chóng bị già hóa, măng sẽ có nhiều xơ, mất dinh dưỡng, giảm chất lượng và mất giá trị thương phẩm.
Sau khi thu hoạch măng, cần phải nén chặt đất trồng nơi đã lấy măng.
+ Măng tây xanh sau khi thu hoạch nếu để tiếp xúc với ánh nắng và bảo quản lạnh không đúng kỹ thuật bảo quản thực phẩm sẽ bị hư hỏng nhanh chóng trong vòng 2 ngày. Để tiếp xúc với ánh nắng, măng sẽ bị hóa già (xơ hóa), bị héo làm mất dinh dưỡng và giảm chất lượng, không thể phân phối cho thị trường được. Vì vậy, ngay sau khi thu hoạch, cần tiến hành sơ chế phân loại, rửa sạch, cắt cỡ, cột thành bó xong phải chuyển giao ngay cho đơn vị thu mua để họ còn kịp thời gian chế biến, bảo quản lạnh và phân phối ra thị trường, hoặc xuất khẩu. Măng đã thu hoạch nếu chưa sử dụng ngay cần phải được bảo quản lạnh 2*C hoặc cắm chân măng vào 3-5cm nước (đá) lạnh.
– Phân loại măng:
Đường kính gốc và độ dài chồi măng là tiêu chuẩn phân loại sản phẩm măng tây xanh:
* Măng loại 1: Đường kính thân măng cỡ >10mm-30mm, dài 25cm, thân thẳng không cong vẹo, không sâu bệnh, đạt tiêu chuẩn rau an toàn cho người.
* Măng loại 2: Đường kính thân măng cỡ 5mm-10mm, dài 22cm, thân thẳng không cong vẹo, không sâu bệnh, đạt tiêu chuẩn rau an toàn cho người.
Nhà vườn Xuân Khương là đơn vị cung cấp cây giống uy tín tại Hà Nội, chúng tôi sản xuất và nhập khẩu để cung.cấp cây cho bà con trồng. Chúng tôi luôn cam kết bảo hành về giống và đồng hành cùng bà con trong suốt quá trình trồng và chăm sóc cây. Ngoài ra nhà vườn chúng tôi còn có nhiều giống cây độc lạ quý hiếm khác, xin mời quý khách cùng xem cây độc lạ tại đây.
Khách hàng có nhu cầu mua cây giống xin mời liên hệ với chúng tôi: Hướng dẫn mua hàng
Chúc bà con thu hoạch đạt năng xuất và chất lượng cao !
NHÀ VƯỜN XUÂN KHƯƠNG – HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP
ĐC: Đường đối diện UBND Thị Trấn Trâu Quỳ – Gia Lâm – Hà Nội