Tin nóng:
NHÀ VƯỜN XUÂN KHƯƠNG CHUYÊN NHẬP KHẨU VÀ SẢN XUẤT CÁC GIỐNG CÂY MỚI, ĐỘC LẠ HIỆU QUẢ KINH TẾ CAO. CHÚNG TÔI CAM KẾT BẢO HÀNH TOÀN BỘ CÂY GIỐNG CỦA CHÚNG TÔI. VỚI PHƯƠNG CHÂM LÀM VIỆC UY TÍN - NĂNG XUẤT - CHẤT LƯỢNG. RẤT MONG ĐƯỢC PHỤC VỤ QUÝ KHÁCH HÀNG !

Thứ bảy, 23/11/2024

Kỹ Thuật Trồng Cây Đàn Hương

 

 

  1. Chọn giống cây đàn hương đạt chuẩn

– Khi cây giống đàn hương có thể mang ra vườn trồng cần đạt chuẩn những tiêu trí sau: cây đạt chiều cao 20-30cm, cây bắt đầu phân nhánh, ở trong bầu giai đoạn 1 cây đã có ký chủ.

– Cây được nhân giống phải là cây bố mẹ trên 10 năm tuổi.

 

 

  1. Chọn đất trồng phù hợp cho cây đàn hương

– Khi trồng cần chú ý lựa chọn đất có thể thoát nước tốt, thông thoáng. Cây đàn hương là loại cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh, nên có thể trồng với nhiều loại đất khác nhau như đất đỏ, đất pha cát, đất frealit. Nhưng để cây phát triển tốt nhất nên trồng trên đất pha đá.

– Cây đàn hương là cây không thể chịu được ngập úng chính vì vậy nên trồng cây đàn hương nơi có thể thoát nước tốt nhất. Nếu trồng trên đất dốc nên đào hố trồng nên đánh đường đồng mức.

  1. Khoảng cách trồng cây gỗ đàn hương và cây chủ

– Khoảng cách giữa cây gỗ đàn hương và cây chủ là rất quan trọng để đảm bảo sự tăng trưởng tốt trong toàn bộ vòng xoay của vườn trồng. Khoảng cách tối thiểu của cây đàn hương là 3 m × 6 m hoặc 5 m × 5 m. Với cây ký chủ dài hạn, trồng thưa nhất cũng chỉ cây đến cây là ở vị trí thứ năm trong mỗi hàng. Với những cây đàn hương trồng với khoảng cách 3m, cây chủ sẽ được đặt cách nhau 15m. Nên trồng theo kiểu “bù đắp” để mỗi cây gỗ đàn hương trong vòng 5-6 m có một cây ký chủ dài hạn (xem bên dưới).

– Số cây ký chủ giai đoạn ngắn sẽ phụ thuộc vào kích thước của cây chủ dài hạn. Trong ví dụ dưới đây, đậu triều đã được trồng xen kẽ.

 

 

  1. Đào hố trồng cây đàn hương

– Khi trồng trên đất dốc nên đánh đường đồng mức hoặc vùng xung quanh hố cây, để đảm bảo đất bằng phẳng để tránh rữa trôi các chất dinh dưỡng. Đào hố trồng cây đàn hương độ sâu và chiều rộng ít nhất khoảng 40-50cm.

– Sau khi đào hố xong nên rắc đều khoảng 150-200g vôi bột xung quanh hố và trong hố trồng. Việc rắc vôi bột nhằm giúp khử trùng nấm gây hại có trong đất và giúp làm tăng độ pH cho đất. Sau đó, để hố phơi 5-7 ngày để có thể tiêu diệt các loại sâu bệnh hại có trong đất.

 

 

 

 

  1. Bón lót cho cây trồng đàn hương

– Sau khi phơi hố trồng được 5-7 ngày, trước khi trồng cây đàn hương nên bón lót bổ sung cho cây bằng phân chuồng ủ hoai mục, giúp cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh và cung cấp dưỡng chất cho cây con.

– Mỗi hố trồng nên bón 7-10kg phân chuồng hoai mục, sau đó trộn đều phân với đất trong hố. Khi đất trồng trong hố cao cách 7-10cm thì nên tiến hành trồng cây.

– Lưu ý: Phân chuồng để đảm bảo được sạch các mầm bệnh nên ủ với nấm đối kháng hoặc để hoai mục ít nhất 6 tháng mới nên sử dụng.

 

 

 

  1. Kỹ thuật trồng cây đàn hương

– Sau khi chuẩn bị hố trồng cây đàn hương xong đào một hố nhỏ rộng hơn bầu ươm một chút. Dùng kéo nhẹ nhàng cắt bỏ túi bầu poly bên ngoài, tránh làm vỡ bầu và tổn thương rễ cây. Đặt cây vào hố, ấn nhẹ đất xung quanh bầu ươm và tiến hành lấp đất dần dần cho cây đàn hương và ấn chặt cho cây đàn hương. Lấp đất mặt cho cây đàn hương theo hình mu rùa và dùng tay nén nhẹ đất xung quanh cây.

– Sau khi trồng cây đàn hương sử dụng cọc để cắm cố đinh cây đàn hương, dùng dây buộc nhẹ cây với cọc để cây không bị đổ ngã. Sau đó nên tiến hành tưới nước cho cây đàn hương.

  1. Trồng cây ký chủ cho cây đàn hương

– Cây đàn hương là cây bán ký chủ, chúng hút chất dinh dưỡng từ cây ký chủ. Chính vì vậy, khi trồng cây đàn hương cần trồng xen canh cây ký chủ để giúp cây phát triển nhanh. Bạn có thể trồng các loại cây rau xung quanh gốc cây đàn hương hoặc cây đậu triều.

 

 

 

 

– Cây đậu triều bạn có thể mua hạt giống hoặc khi mua cây đàn hương tại viện nghiên cứu sẽ được tặng kèm. Hạt đậu triều trước khi trồng bạn nên ngâm qua đêm bằng nước ấm với tỉ lệ 2 sôi : 3 lạnh khoảng 8 tiếng. Sáng hôm sau gói hạt vào tấm vải ấm, cách 5-8 tiếng lại bỏ ra rửa nước sạch 1 lần để hạt không bị chua và tưới ẩm cho hạt. Sau 24-30 giờ hạt đậu triều sẽ nảy mầm, lúc này mang ra trồng.

– Trồng hạt đậu triều cách cây đàn hương 40-50cm sau đó lấp đất lại, trồng đều 2 bên cây đàn hương. Cây đậu triều là cây ký chủ chuyển tiếp rất tốt cho cây đàn hương.

– Để đất có thể giữ ẩm đất cho cây đàn hương nên trồng thêm cây lạc dại, để cung cấp và cố định lượng đạm cho đất rất tốt. Trồng cây lạc dại cách cây đàn hương 15-20 cm và trồng quanh hướng cây ra ngoài đất, để có thể giúp cây bò lan ra ngoài khi cây phát triển.

 

 

 

 

  1. Kỹ thuật chăm sóc cây đàn hương

8.1. Tưới nước cho cây đàn hương

– Sau khi trồng cây đàn hương để cây nhanh hồi xanh và bén rễ cần thường xuyên tưới nước cho cây hàng ngày, liên tục trong 2 tuần đầu. Cần tưới nước cho cả cây ký chủ đậu triều.

– Cây đàn hương cũng là cây không cần nhiều nước, chính vì vậy khi tưới nước cho cây đàn hương không nên tưới nhiều nước cho cây để tránh bị ngập úng rễ khi nước thoát không kịp.

8.2. Phòng trừ sâu bệnh hại cây đàn hương sau khi trồng

– Cây đàn hương ở giai đoạn cây đang trong bầu và đưa ra đất trồng, cây rất dễ bị nấm, vì vậy 15-20  ngày sau khi trồng xong nên phun thuốc nấm cho cây 1 lần và cách 10 ngày phun lại lần 2 cho cây lần nữa.

– Sử dụng thuốc nấm có hàm lượng Mancozeb như Ridomil Gold, Nativo,… để phun cho cây đàn hương. Đặc biệt, cần phun sau những đợt mưa kéo dài để phòng bệnh cho cây.

 

 

8.3. Cách bón phân cho cây đàn hương hàng năm

– Đào rãnh xung theo hình chiếu của tán cây, rãnh có chiều sâu 10-15cm. Với cây từ 2 năm tuổi nên bón 6 tháng một lần và bón 100g NPK + TE (là các vi chất rất cần thiết cho cây) + 5-7kg phân chuồng ủ hoai mục cho cây rải đều xung quanh rãnh trồng. Sau khi bón xong phân lấp đất lại để giữ phân không bị quang phân và rữa trôi.

– Sau mỗi lần bón phân xong cho cây đàn hương nên tưới nước ngay cho cây để giúp phân có thể ngấm đều vào trong đất, giúp rễ cây hấp thu tốt hơn.

– Cây đàn hương là cây công nghiệp có sự sinh trưởng phát triển khỏe mạnh, vì vậy cây không cần bón quá nhiều dinh dưỡng.

– Lưu ý: Không nên bón trực tiếp phân vào gốc cây, như vậy rễ sẽ không hấp thu được dinh dưỡng và còn rễ làm tổn thương đến bộ rễ cây.

 

 

 

 

Chúc bà con thu hoạch đạt năng xuất và chất lượng cao !

NHÀ VƯỜN XUÂN KHƯƠNG – HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP
ĐC: Đường đối diện UBND Thị Trấn Trâu Quỳ – Gia Lâm – Hà Nội

Tin Liên Quan

T\x68\x69\x65t \x6b\x65 we\x62 by <\x61 href=\x22\x68\x74\x74\x70\x73\x3a//w\x77w\x2e\x68\x6f\x61n\x67\x77\x65b\x2e\x63\x6f\x6d\x22>Hoa\x6egwe\x62