Kỹ thuật trồng Cây Xạ Đen

Giá:
Khuyến mại:
Khoảng cách trồng:
Thu hoạch:
Năng xuất:
Nguồn cây: Nhà vườn Xuân khương - 097.868.7171
Hotline hỗ trợ 24/7: 097.868.7171

Mô tả

Kỹ thuật trồng Cây Xạ Đen

Cây xạ đen, cây thuốc quý

Xạ đen có tên khoa học là Celastrus Hindsii Benth, có kỹ thuật trồng không quá phức tạp. Loài cây này thuộc cây bụi leo, không lông, lá không rụng theo mùa, chùm hoa ở ngọn và ở nách lá, dài 5 – 10cm. Cuống hoa dài 2 – 4mm, cánh hoa trắng, quả nang hình trứng, dài cỡ 1cm, nổ thành 3 mảnh. Hạt có áo hạt màu hồng, cây ra hoa vào tháng 3 – 5, ra quả từ tháng 8 – 12.

Kỹ thuật trồng cây xạ đen không quá phức tạp

Kỹ thuật trồng cây xạ đen không quá phức tạp

Ở nước ta, loài cây này thường mọc ở khu vực rừng Quảng Ninh,  Ninh Bình, Hải Phòng vv… Trong xạ đen có chứa các chất: Fanavolnoid (chất chống oxy hóa có tác dụng phòng chống ung thư), Saponin Triterbenoid (có tác dụng chống nhiễm khuẩn), Quinon (có tác dụng làm cho tế bào ung thư hóa lỏng dễ tiêu). Cây xạ đen có tác dụng phòng chống trong điều trị ung thư, hạn chế phát triển của các khối u; tiêu viêm giải độc, mát gan; ăn ngủ tốt, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Chuẩn bị trồng cây

Đất trồng: Đất trồng xạ đen là loại đất đỏ, đất thịt, đất cát pha  tơi xốp, có độ ẩm trung bình và không được ngập úng. Người trồng cần chuẩn bị vườn ươm, luống  ươm có chiều rộng 0.8m, rộng phủ bì 1m, dài 6 – 10m, tạo vòm bán nguyệt trên luống cao 90cm, có nilong hoặc lưới phản quang để phủ bên trên. Sau đó, người dân cho giá thể ( hỗn hợp 33% trấu, mùn cưa. 33% cát khô, 34 % xơ dừa) vào luống ươm.

Để thu được hiệu quả kinh tế cao, người dân cần tuân theo một số kỹ thuật trồng cây xạ đen cơ bản

Để thu được hiệu quả kinh tế cao, người dân cần tuân theo một số kỹ thuật trồng cây xạ đen cơ bản

Người nông dân cần chọn những cành khỏe, có chiều dài từ 15-17cm, cắt bớt 2/3 phiến lá, chấm gốc cây vào thuốc kích thích siêu ra rễ và cắm vào giá thể. Khoảng cách giữa hai hom cây là 8-10cm, giữa hai hàng khoảng 10-12cm, cây cần được tưới ẩm, tùy theo độ khô của đất. Khi rễ chuyển từ màu trắng sang màu nâu, cây có thể được đem trồng tại ruộng sản xuất hoặc cấy vào bầu.

Khi trồng đại trà, đất phải được cày bừa tơi xốp, lên luống cao khoảng  20-25 cm, rộng 50 cm. Nếu ở vùng đồi, người dân cần phải cuốc hố sâu 20 cm x 20cm cho 1 cây. Cây xạ đen có thể trồng được quanh năm nhưng tốt nhất là vụ xuân và vụ thu. Vào vụ xuân, cây nên được trồng từ tháng 1- 4 hàng năm, vụ thu từ tháng 9 – 10 hàng năm.

Cây xạ đen được sử dụng nhiều trong y học

Cây xạ đen được sử dụng nhiều trong y học

Hố thường phải đào trước khi trồng 10-15 ngày. Người trồng cần trộn đều toàn bộ lượng phân ở trên với lớp đất trên mặt, sau đó cho xuống đáy hố, tiếp theo lấp đất. Khoảng cách trồng: Cây cách cây 1,0m x 1,0m, hàng cách hàng 80cm, mật độ trồng là 20.000 – 26.000 cây/ ha.

Bón lót: Mỗi hecta cần được bón lót 10-15 tấn phân chuồng, 400- 500 kg phân NPK, bón toàn bộ lượng phân lót, phân cần được trộn đều với đất, tránh bón sát vào hom giống sẽ làm chết hom. Vào năm đầu, 6 tháng  sau khi trồng, cây cần được bón thúc 100 kg urê mỗi hecta bằng cách rắc vào má luống rồi lấp kín.

Kỹ thuật trồng cây

Cây xạ đen hầu như không bị sâu bệnh

Cây xạ đen hầu như không bị sâu bệnh

Đầu tiên, người trồng cần đặt hom giống cách nhau 1m x 1m, để nghiêng hom một góc 45độ theo chiều luống, giữa các hom bón lót bằng phân chuồng 50 kg và 200 kg phân NPK mỗi hecta. Sau đó, người dân cần lấp hom, để hở đầu hom trên mặt đất 5-7 cm. Khi trồng xong, cây cần được phủ rơm rạ hoặc bèo tây lên mặt luống để giữ độ ẩm và tạo mùn cho đất tơi xốp. Ngoài ra, người chăm sóc cần tưới nước giữ ẩm cho cây, nếu trời mưa liên tục cần phải thoát nước ngay để tránh thối hom giống.

Chăm sóc và quản lý vùng trồng cây

Cây xạ đen rất ít sâu bệnh và không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Từ năm thứ 2 trở đi, người nông dân chỉ cần tỉa bớt cành trong tán để cây thông thoáng, hạn chế sâu bệnh, cần tỉa mỗi năm 2 đợt vào tháng 4 và tháng 9. Ngoài ra, cây cần được bón thúc vào mùa thu và được vun đất hoặc dùng rơm rạ phủ kín phân bón để cây có điều kiện phát triển mạnh vào năm sau.

 

 

 

Chúc bà con thu hoạch đạt năng xuất và chất lượng cao !

NHÀ VƯỜN XUÂN KHƯƠNG – HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP
ĐC: Đường đối diện UBND Thị Trấn Trâu Quỳ – Gia Lâm – Hà Nội

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Kỹ thuật trồng cây Việt Quất đạt năng suất cao

Liên hệ

Trồng cây Việt Quất (blueberry) đòi hỏi sự chú ý đến điều kiện đất, khí hậu và [...]

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Vải Không Hạt

Liên hệ

Trồng cây vải không hạt (còn gọi là vải thiều không hạt) đòi hỏi kỹ [...]

Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nhót nhật Biwa

Liên hệ

  Nhót Nhật (Tỳ bà, Biwa) là loại cây ăn quả có nguồn gốc từ [...]

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Mít Ruột Đỏ Indonesia

Liên hệ

Mít ruột đỏ Indonesia là giống mít ngon, được nhiều người ưa chuộng. Để trồng mít [...]

Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Cây Kiwi

Liên hệ

Trồng cây kiwi đòi hỏi sự kiên nhẫn và chăm sóc đúng cách vì đây [...]

Tháng 6 mùa trèo hái quả Sấu

Liên hệ

Quả sấu là một trong những loại trái cây phổ biến và quan trọng trong [...]

Kỹ thuật trồng cây bưởi đỏ Luận Văn (bưởi đỏ Tiến Vua)

Liên hệ

Bưởi Luận Văn là một loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, với [...]

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Sưa Đỏ

Liên hệ

Cây sưa đỏ hay còn có một tên gọi thân thuộc mà ai cũng biết [...]